Công thức rượu "tự chế" uống không lo say?
Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người đang rộ lên trào lưu chia sẻ về các clip hướng dẫn pha rượu trái cây uống vào dịp Tết.
Theo chia sẻ của tài khoản T.H.G trên diễn đàn Bepgiadinh, cách pha rượu hoa quả này uống không bị say và đau đầu, chóng mặt. Loại rượu này uống nhẹ nhàng như cocktail, thích hợp với các chị em phụ nữ. Còn đối với nam giới, rượu này chỉ như nước giải khát.
Theo đó, tài khoản này chia sẻ công thức pha rượu khá đơn giản và dễ thực hiện, với các nguyên liệu là rượu pha với hoa quả, nước ngọt có ga được trộn đều theo tỉ lệ nhất định, ướp với đá và có thể sử dụng ngay sau đó.. Công thức này được chia sẻ rầm rộ trên mạng và rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng.
Bắt chước trào lưu này, chị Vũ Thị Huệ - trú tại Thanh Xuân, Hà Nội tự tay làm cho chồng 1 hũ rượu ngâm hoa quả và nước ngọt, soda. Sau khi làm xong, chị Huệ nhấm thử cũng thấy ngon và chồng chị đã dùng thử nhưng anh có vẻ không thích lắm.
Để cập đến công thức nói trên, anh Nguyen Hai – một tài khoản Facebook khác lại cho rằng, cách làm ngâm rượu hoa quả như chị em đang truyền nhau có thể gây hại sức khoẻ, thậm chí có thể sinh chất gây ung thư.
Thậm chí, tài khoản này còn cho rằng, khi ngâm hoa quả, một số quả bị dập, nát cơ học và bị nhiễm các chất bẩn từ môi trường có bổ sung thêm đường tạo thành môi trường thuận lợi cho nấm men và nấm mốc phát triển.
"Nếu hoa quả của bạn nhiễm nấm mốc độc, các độc tố như anphatocxin mà chúng tôi thường lấy để tiêm vào tế bào lành như gan, thận ... của chuột, thỏ, khỉ để xem mức độ hủy hoại của độc tố đó lên tế bào gan, thận... của loài người và được xem như là ung thư.
Mức độ nhiễm độc nhẹ, các bạn thấy bị khó thở, tức ngực, suy hô hấp, đau đầu, buồn nôn, muốn ói, ghê, bủn rủn... mức độ nặng men gan tăng, một số chức năng có thể bị suy giảm...", tài khoản Nguyen Hai nhận định.
Chuyên gia nhận định đây là cách pha chế "nhố nhăng"
Sau khi xem các clip về công thức pha chế nói trên, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, đây là cách pha chế "nhố nhăng". Theo PGS Thịnh, dù là coktail người ta cũng chỉ pha bằng rượu mạnh chứ không phải với công thức hỗn hợp như mọi người đang chia sẻ.
PGS Thịnh nhận định, hỗn hợp như trên khi pha xong để 1 thời gian uống sẽ chuyển thành dạng giấm chứ không phải rượu. Đồ uống này sẽ không gây độc hại ngay, nhưng nếu pha theo ngẫu hứng, uống vào có thể gây đầy bụng. Bản chất rượu uống vẫn gây tác động tới thần kinh, hệ tiêu hoá, gan, máu.
Nói về nguy cơ gây ung thư, PGS Thịnh cho biết loại rượu ngâm hoa quả này không thể gây ung thư được. Các loại hoa quả khi gặp rượu, nước ngọt có gas, đường tạo lên men như một loại giấm không có tác dụng bồi bổ cơ thể, uống khi đói có thể ảnh hưởng tới dạ dày hoặc nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa.
"Còn để sinh ung thư thì phải qua thời gian dài và có các chất lạ, chất lạ này gây ra đột biến tế bào lạ mới sinh ung thư", PGS Thịnh khẳng định.
Bên cạnh đó, theo PGS Thịnh, trong khoa học không có độc tố anphatocxin, mà chỉ có độc tố aflatoxin có thể gây hại cho gan, thận thậm chí tăng nguy cơ ung thư gan. PGS Thịnh nhấn mạnh, aflatoxin chỉ sinh ra từ nấm mốc của các loại hạt ngũ cốc, hạt chứa dầu như gạo, ngô, đậu tương, lạc, vừng, hạnh nhân… chứ không có trên hoa quả.
Theo PGS Thịnh công thức làm rượu này rất nhố nhăng không có tác dụng nào
Khi pha chế rượu, hầu hết các bạn trẻ thường "trộn" các loại đồ uống theo kiểu ngẫu hứng. Một số loại rượu và nước có ga không hề hợp nhau về mùi vị nhưng vẫn được pha trộn. Sự thiếu hiểu biết kiến thức về mặt khoa học của các bạn trẻ đang biến phong trào uống rượu tự pha chế thành hiểm họa, mối nguy cho sức khỏe.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, việc rượu pha với nước ngọt và hoa quả có thể tạo cho bạn cảm thấy ngon miệng và mới lạ. Đây cũng là "chiêu" được sử dụng phổ biến ở các quán bar để nhằm "tiết kiệm" rượu.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát và nhận thấy, kết hợp đồ uống có cồn với các loại nước ngọt, đặc biệt là đồ uống ga sẽ khiến cho sự chuyển hóa chất cồn lên não sẽ diễn ra nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt sau mỗi cuộc nhậu.
Intuivy
28/10/2022Cyclill
15/05/2022